21 June 2015

Bài giảng môn Ngữ văn 10 Hồi trống cổ thành

1. La Quán Trung (1330? - 1400?), nhà văn Trung Quốc, tên là La Bản, tự Quán Trung, hiệu Hồ Hải tản nhân, người Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, sống vào khoảng cuối Nguyên, đầu Minh.
“La Quán Trung với các tác phẩm của mình, đặc biệt là Tam quốc chídiễn nghĩa, đã trở thành người mở đường cho tiểu thuyết lịch sử sau này.”
Về tác phẩm, ngoài Tam quốc chí diễn nghĩa, ông còn viết Tuỳ đường l­ưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện,  vở tạp kịch Tống Thái Tổ long hổ phong vân hội.
2. Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết được viết theo kết cấu chương hồi
“Tiểu thuyết chương hồi: một thể thuộc loại tác phẩm tự sự dài hơi của Trung Quốc, thịnh hành vào đời Minh, Thanh.
Tiểu thuyết chương hồi thoát thai từ thoại bản, một loại tiểu thuyết bạch thoại từ đời Tống... Thoại bản giảng sử thường là trường thiên. Câu chuyện lịch sử dài, phải chia làm nhiều đoạn, kể làm nhiều lần (hồi). Để phân biệt, người ta đặt tiêu đề cho mỗi hồi gọi là “hồi mục”, và để hấp dẫn, người ta ngắt ở những đoạn có tình tiết quan trọng, và kết bằng câu: “Muốn biết sự việc ra sao, xin xem hồi sau phân giải”. Những đoạn ấy thành chương, hồi trong truyện dài.
...Chịu ảnh hưởng kết cấu thoại bản, tiểu thuyết chương hồi có mấy đặc điểm: tr­ước hết, nội dung câu chuyện được thể hiện chủ yếu qua hành động và ngôn ngữ nhân vật hơn là qua sự miêu tả tỉ mỉ về tâm lí, tính cách. Thứ hai, câu chuyện được phát triển qua những tình tiết có xung đột căng thẳng mang nhiều kịch tính. Cuối cùng, nghệ thuật khắc hoạ nhân vật mang nhiều tính ­ước lệ.”
3. Trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, thông qua sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công, tác giả ca ngợi phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi: cương trực, trung thành và trọng nghĩa khí – những phẩm chất đáng trân trọng của một trang hảo hán trong xã hội x­ưa.

Bài giảng môn Ngữ văn 10 Hồi trống cổ thành

No comments:

Post a Comment